5 điều cần biết về thị trường lao động và việc làm tương lai

Đến năm 2022, khoảng 75 triệu công việc sẽ bị thay thế bởi máy móc và công nghệ, khoảng 133 triệu việc làm mới sẽ xuất hiện.

Những công bố từ báo cáo về Tương lai việc làm do Diễn đàn kinh tế thế giới WEF đưa ra cho thấy các xu hướng dự kiến trong giai đoạn từ nay đến 2022 tại 20 nền kinh tế và 12 ngành công nghiệp. Dưới đây là những điều người lao động cần sẵn sàng đối mặt.

Tự động hóa, robot hóa và số hóa trong các ngành công nghiệp

Internet di động tốc độ cao, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn và công nghệ đám mây được thiết lập để áp dụng công nghệ mới của các công ty mũi nhọn trong giai đoạn 2018 đến 2022. Nhiều người sẽ đầu tư kinh doanh vào công nghệ máy học (machine learning), thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).

Ngược lại, đầu tư vào công nghệ robot chưa tăng mạnh giai đoạn này - nhưng vẫn đang tăng tốc. Robot cố định có thể sẽ được áp dụng rộng rãi vào năm 2022, tùy thuộc theo các ngành công nghiệp khác nhau.

Robot cố định có thể sẽ được áp dụng rộng rãi vào năm 2022, tùy thuộc theo các ngành công nghiệp khác nhau.  

Triển vọng về việc làm

Đến năm 2022, số người lao động thuộc các ngành nghề mới nổi sẽ tăng từ 16% lên 27% trên toàn cầu. Trong khi đó, các công việc lạc hậu về công nghệ sẽ có xu hướng giảm từ 31% xuống 21%.

Ngoài ra, đến năm 2022, khoảng 75 triệu công việc hiện tại có thể bị thay thế bởi có sự phân công lại vai trò giữa máy móc và con người. Trong khi đó, 133 triệu công việc mới có thể xuất hiện cùng thời điểm.

Các ngành nghề đang phát triển gồm công việc như: Nhà phân tích dữ liệu, nhà phát triển phần mềm và ứng dụng, chuyên gia thương mại điện tử và truyền thông xã hội - những công việc dựa trên công nghệ hoặc được công nghệ hỗ trợ. Bên cạnh đó, các công việc dựa trên đặc điểm con người cũng sẽ phát triển, như Nhân viên dịch vụ khách hàng, Chuyên gia bán hàng và tiếp thị, Đào tạo và phát triển, Con người và văn hóa, Chuyên gia phát triển tổ chức cũng như Quản lý đổi mới.

Các công việc sẽ biến mất trong tương lai gần là nhân viên nhập liệu, kế toán viên, công nhân lắp ráp, quản lý dịch vụ hành chính, nhân viên bưu tá...

Sự phân công lao động giữa con người và máy móc đang dịch chuyển

Các nhà tuyển dụng dự đoán một sự thay đổi đáng kể trong phân công lao động giữa con người, máy móc và thuật toán trong công việc ngày nay. Hiện tại, trung bình 71% tổng số giờ làm việc trong các ngành được thực hiện bởi con người, 29% tự động hóa, theo báo cáo về Tương lai việc làm. Đến năm 2022, mức trung bình này dự kiến chuyển thành 58% số giờ lao động được thực hiện bởi con người và 42% tự động hóa.

Đến năm 2022, dự kiến 42% tổng số giờ lao động được thực hiện bởi máy móc. 

Tại thời điểm này, xét về tổng số giờ làm việc, không có nhiệm vụ nào được máy móc tự giải quyết. Tuy nhiên, đến năm 2022, dự báo 62% nhiệm vụ xử lý dữ liệu và tìm kiếm và truyền thông tin sẽ được tự động hóa. Ngay cả các nhiệm vụ được con người thực hiện ngày nay - giao tiếp, tương tác, phối hợp, quản lý và tư vấn - sẽ bắt đầu được tự động hóa, mặc dù ở mức độ thấp hơn.

Nhiệm vụ mới trong công việc thúc đẩy nhu cầu về kỹ năng mới

Đến năm 2022, các kỹ năng cần thiết để thực hiện hầu hết công việc sẽ thay đổi đáng kể. Khoảng 58% kỹ năng quan trọng cốt lõi hiện tại sẽ giữ nguyên, 42% trong các kỹ năng làm việc cần thiết sẽ thay đổi trong giai đoạn đến năm 2022.

Các kỹ năng sẽ tiếp tục phát triển nổi bật bao gồm tư duy phân tích và học tập tích cực, cũng như các kỹ năng như thiết kế công nghệ, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với năng lực công nghệ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tuy nhiên, thành thạo công nghệ mới chỉ là một phần của các kỹ năng năm 2022. Những kỹ năng con người như sáng tạo, độc đáo và chủ động, tư duy phản biện, thuyết phục và đàm phán, linh hoạt, giải quyết vấn đề cũng sẽ tăng giá trị.

Nhu cầu về các năng lực công nghệ ngày càng tăng trong xu hướng việc làm tương lai 

Mọi người đều cần học tập suốt đời

Trung bình, mỗi nhân viên sẽ cần 101 ngày đào tạo lại và nâng cao kỹ năng trong giai đoạn từ nay đến năm 2022. Đáng chú ý, tất cả vị trí đều cần hoàn thiện kỹ năng mới, từ công nhân, nhân viên tới lãnh đạo cấp cao của các công ty.

Nếu sự thiếu hụt kỹ năng không được lấp đầy tại mọi vị trí, nó có thể cản trở đáng kể việc quản lý chuyển đổi của tổ chức. Nhiều công ty đang chuyển sang sử dụng dịch vụ ngoài, thuê nhân viên hay chuyên gia tự do để giải quyết các lỗ hổng kỹ năng của tổ chức. Một cách tiếp cận toàn diện để lập kế hoạch lực lượng lao động, làm lại và nâng cao kỹ năng sẽ là chìa khóa để quản lý tích cực, chủ động các xu hướng đó.


(Nguồn. Báo Vnexpress) 

Nhận xét